Hoa Mai là loài cây quen thuộc và gần gũi nhất với những người yêu thích cây cảnh ở Việt Nam. Cây thường được trưng bày vào ngày Tết và là biểu tượng năm mới với nhiều may mắn và tài lộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hoa mai ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu ý nghĩa của các loài Mai qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về cây hoa Mai.
Hoa mai tên tiếng anh là Apricot Flowers và rất được yêu thích vào ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, nhất là ở miền Nam.
Tại Việt Nam, cây Mai phân bố chủ yếu tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, Đồng bằng sông Cửu Long, và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Ở các vùng cao nguyên cũng có một số lượng ít cây sinh sống. .
Rễ cây có thể đâm sâu 2-3m. Sự phân bố của bộ rễ phụ thuộc vào tín chất đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức nhân giống như gieo hạt, chiết cành, ghép và điều kiện kỹ thuật chăm sóc. Là thân gỗ cao lớn nếu để mọc và sinh trưởng tự do, cây mọc từ hạt có thể cao từ 20-30m, tán lá thưa. Lá đơn, mọc thành chùm.
Hoa lưỡng tính mọc thành chùm. Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to gọi là hoa cái, có vỏ lụa bọc bên ngoài. Khi vỏ lụa bung ra, thì xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, độ bảy ngày sau là nở. Thường hoa nở 3 ngày thì tàn. Ngày thứ nhất, 5 cánh và chùm nhụy xòe thẳng ra rất đẹp. Ngày thứ hai, 5 cánh vảnh lên và chùm nhụy dụm lại. Qua đến ngày thứ 3, 5 cánh bắt đầu rơi lả tả theo chiều gió, hoa tàn.

Các loại hoa mai.
Hoa mai vàng.
Có đặc điểm hình thái tương đối giống với hoa mai nói chung. Điểm nổi bật và dễ phân biệt nhất của giống cây này là màu vàng rực rỡ của hoa và số lượng cánh hoa. Mỗi bông hoa vàng thường chỉ có 5 cánh, không nhiều như một số loài hoa mai khác. Khi được trồng tự nhiên, cây có thể cao tới 1-3m. Tuy nhiên để phục vụ mục đích làm cây trồng trong nhà, hoa mai thường được uốn theo thế trong các chậu nhỏ.

Xem thêm cách chọn cây mai vàng đẹp chưng Tết
Hoa mai đỏ.
Hoa mai đỏ còn được gọi với cái tên khác là hoa đào đỏ. Cây có nguồn gốc từ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cây hoa mai đỏ cũng là loài thân gỗ lớn, dạng bụi, có thể phát triển cao khoảng 0,3-2m và có tuổi thọ cao. Lá cây hoa mai đỏ có hình bầu dục, màu xanh bóng, phần mép lá có răng cưa đều và nhỏ.
Khi lá non mọc, hoa của cây cũng sẽ mọc cùng, tạo nên một tổng thể cây hình tròn giống như một quả cầu màu lửa rực rỡ, nổi bật. Nụ của cây rất lâu tàn, từ khi hình thành nụ đến lúc tàn khoảng 2 tháng và từ khi hoa nở đến lúc hoa rụng khoảng 10 ngày. Ngày nay, hoa mai đỏ được nhiều người ưa thích sử dụng để làm cây cảnh rất đẹp và khác lạ.

Hướng dẫn cách chọn phân bón cho mai vàng sau tết cho cây chắc khỏe
Ý nghĩa của cây mai.
Tất cả các loài mai đều đem lại may mắn và thịnh vượng cho người trồng. Trong đó, cây hoa mai vàng được xem là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý. Với màu vàng rực rỡ, người ta trồng hoa mai với mong muốn gia đình được phát tài, làm ăn may mắn trong năm mới. Cũng theo quan niệm này, cây hoa mai nở càng nhiều cánh sẽ càng mang lại nhiều may mắn và sung túc cho gia chủ.

Trong khi đó, màu đỏ là màu của sự may mắn, đại diện cho những niềm vui trong năm mới. Chính vì thế cây hoa mai đỏ được xem là loài cây phong thủy đem lại thịnh vượng và bình yên cho gia chủ. Đồng thời, hoa mai đỏ cũng giúp loại bỏ những điềm xấu, không may mắn của cả gia đình và mang lại niềm vui, điềm lành.
Hoa mai đại diện cho sự nhẫn nại, đức hy sinh, chịu khó, luôn vươn mình trên khó khăn và gặt hái thành công cho gia chủ.
Ứng dụng của hoa mai đối với đời sống.
Theo dược học cổ truyền, hoa mai thường được dùng để chữa các bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt,…Hoa mai có vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc. Một số phương thuốc có dùng hoa mai để chữa bệnh như:
-Tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực: Hoa mai 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
-Đau dạ dày, viêm gan và xơ gan mức độ nhẹ: Hoa mai 5g đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.
-Chướng bụng, đầy hơi: Hoa mai 10g, mộc hương 10g, hương phụ 15g sắc uống.
-Đau bụng do lạnh: Hoa mai và chu sa liên lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 3-6g với rượu nhạt.
-Nấc: Hoa mai 5g, thị đế 5 cái, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 100g. Đem gừng tươi và thị đế sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành cháo, khi chín thì cho hoa mai vào, đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài lần trong ngày.
-Nôn: Hoa mai 5g, nước cốt gừng tươi 5ml. Đem hoa mai hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, chắt ra hòa thêm nước gừng tươi rồi uống, mỗi ngày dùng 2 thang.
-Viêm họng, viêm amydal cấp tính: Hoa mai 6g, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, sắc uống.
-Hoa dai dẳng: Hoa mai 9g hãm uống thay trà trong ngày.
-Chứng chán ăn do thử nhiệt: Hoa mai 10g, lá sen 50g, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
-Đau khớp do phong thấp: Hoa mai 9g, thạch nam đằng 9g, thố nhĩ phong 9g, đem ngâm với 200ml rượu, mỗi lần uống 30-50ml.
-Vết thương chảy máu: Hoa mai 10g đem sao tồn tính rồi tán thành bột rắc vào vết thương.
Ngoài ra, hoa mai còn có rất nhiều công dụng khác nữa, chúng được sử dụng như một loại thực phẩm để chế thành những món ăn có công dụng bổ dưỡng cường thân cùng các loại thực phẩm khác như thịt lợn, thịt dê, trứng gà,…
Như vậy, với vẻ đẹp tao nhã và hương thơm thanh khiết, hoa mai không những có giá trị thẩm mỹ sâu sắc mà còn là một vị thuốc hay và một loại thực phẩm độc đáo. Qua bài chia sẻ trên của Đồ gỗ Phạm Kim đã giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của hoa mai và công dụng của chúng trong đời sống.